Màng Chống Thấm Bentonite
Màng chống thấm Bentonite, hay còn gọi là màng chống thấm GCL, xuất hiện như một giải pháp linh hoạt và hiệu quả trong ngành xây dựng. Được cấu tạo từ lớp đất sét bentonite nằm giữa hai lớp vải địa kỹ thuật, màng này không chỉ có độ bền cao mà còn sở hữu khả năng thấm nước vô cùng thấp, với hệ số thấm đạt ≤ 5×10^-9 cm/giây . Điều này đưa đến một tiềm năng lớn trong việc bảo vệ các công trình trước thách thức của nước ngầm cũng như sự xâm nhập của nước từ bên ngoài. Như một người lính canh giữ ngôi nhà, màng chống thấm này thực sự là yếu tố quyết định cho sức khỏe lâu dài của nền móng và cấu trúc tổng thể.
Tính Năng Kỹ Thuật Ưu Việt
Hệ Thống Cấu Thành
Thành phần chủ yếu của màng chống thấm Bentonite bao gồm đất sét bentonite—một loại khoáng tự nhiên nổi tiếng với khả năng hút nước và phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm. Trong môi trường xây dựng, điều này rất hữu ích vì nó giúp tăng cường tính chống thấm và ngăn chặn sự di chuyển của nước qua lớp đất . Lớp vải địa kỹ thuật không chỉ bảo vệ màng khỏi các tác động cơ học mà còn giúp giữ cho lớp đất sét có khả năng hoạt động tối ưu mà không bị rơi ra ngoài.
Ứng Dụng Đa Dạng
Trong Xây Dựng
Màng chống thấm Bentonite GCL được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng hồ cảnh quan, thi công hầm ngầm hoặc chống thấm cho các công trình xây dựng dưới lòng đất. Đặc biệt trong các tình huống gặp nước ngầm lớn, lựa chọn sử dụng màng này có thể làm giảm thiểu chi phí bảo trì về lâu dài và gia tăng tuổi thọ cho công trình .
Định Hướng Trong Tương Lai
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vật liệu có thể mang lại những bước tiến mới cho màng chống thấm GCL. Việc tích hợp công nghệ cảm biến để theo dõi hằng ngày tình trạng màng có thể giúp các nhà quản lý dự án khắc phục sự cố sớm hơn, tại sao không tưởng tượng rằng chúng ta có thể kết nối các thiết bị cảnh báo qua smartphone nếu như có sự gia tăng bất thường về độ ẩm? Tương lai đó không còn xa khi mà công nghệ đang càng ngày trở nên tinh vi hơn.
Tác Động về Mặt Kinh Tế và Môi Trường
Giảm Chi Phí Bảo Trì
Một điều thú vị là việc đầu tư vào màng chống thấm Bentonite có thể giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì cho các công trình trong thời gian dài. Mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với một số giải pháp khác, nhưng nhờ vào khả năng chống thấm hiệu quả và lâu dài, điều này có thể tiết kiệm rất nhiều cho tổ chức hoặc cá nhân khi không phải xử lý các vấn đề nước ngập hay hư hại do nước gây ra .
Bảo Vệ Môi Trường
Màng chống thấm này cũng đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Thay vì phải xử lý nước thải hoặc nước ngầm không đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, việc sử dụng màng chống thấm GCL giúp giữ lại nước ở những nơi cần thiết, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và đảm bảo việc cung cấp nước sạch cho cộng đồng .
Màng chống thấm Bentonite mở ra một chân trời mới trong việc bảo vệ công trình và môi trường. Sự sáng tạo trong ứng dụng và công nghệ sẽ xác định mức độ tiềm năng mà màng này có thể mang lại trong tương lai.
Đặt vấn đề
Công ty Hưng Phú là đại diện phân phối màng chống thấm Bentonite của NAUE tại Việt Nam. Một công ty có bề dày kinh nghiệm về địa kỹ thuật tổng hợp từ nước Đức. Nhà máy sản xuất của NAUE đặt tại Malaysia. Được chúng tôi giới thiệu trên trang thông tin sau đây
Một vài giới thiệu về thông tin này trong Blog chúng tôi xuất bản, cùng với những kinh nghiệm thương mại sản phẩm nội địa này từ những năm 2014 đến nay. Và nó có thể thay thế được bạt HDPE trong cùng giải pháp hay không? Mời quý bạn đọc tiếp trong những phần sau đây.
Bạt HDPE ngày càng phổ biến ở Việt Nam và chúng càng được biết đến như một giải pháp xử lý môi trường phổ dụng. Nói đến chúng người ta nghĩ ngay đến các giải pháp chống thấm và chôn lấp niêm phong. Hay các giải pháp thủy canh và nuôi trồng thủy sản.
Tuy vậy không phải là lúc nào chúng cũng lý tưởng bởi các vấn đền vận hành và bảo trì chúng khá khó khăn. Đặc tính của HDPE là không bền trong nhiệt độ cao, suy yếu dưới ánh nắng bị chiếu bởi tia tử ngoại. Phân hóa trong một thời gian từ 5 đến 50 năm tùy theo công trình sử dụng.
Vấn đề lắp đặt cũng gây ra nhiều rủi ro nhất là trong các giải pháp “niêm phủ” và “rào chắn”. Chi phí triển khai chúng cũng không hề rẻ và khó khắc phục kiểm soát rò rỉ. Tuy chúng có linh động và linh hoạt trong triển khai dự án.
Khó mà so sánh giải pháp nào có lợi hơn. Nhưng bạt HDPE hiện nay ngày càn rẻ đi và phổ biến hơn. Tuy vậy thời gian sử dụng và các nhà cung cấp sản phẩm này cạnh tranh khốc liệt hơn. Do đó chất lượng và thời gian sử dụng giảm đi rõ rệt.
Giải pháp thay thế bạt HDPE bằng màng chống thấm Bentonite, là một giải pháp tốn kém hơn nhưng bền vững hơn. Quý bạn có thể cân nhắc cho mình các dự án đầu tư quan trọng như Hồ cảnh quan sân Golf. Hồ chứa nước thải hoặc niêm phong bãi rác.
Có một giải pháp mà chúng tôi giới thiệu sau đây. Tuy chúng có thể đắt đỏ hơn, với một giải pháp thay thế, có lợi cho thời gian sử dụng và một giải pháp “tự niêm phong” tuyệt với của màng chống thấm Bentonite. Một sản phẩm nhập khẩu từ nước Đức của NAUE.
Màng chống thấm Bentonite là gì ?
Màng chống thấm Bentonite là một màng địa kỹ thuật chống thấm Tổng hợp. Bao gồm vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt được may lại với nhau trên một lớp màng chống thấm HDPE. Giữa các lớp may “phức hợp” này là bột Bentonit là một đất sét phyllosilicat nhôm hút nước, bao gồm chủ yếu là montmorillonit.
Bentonite là gì ?
Các loại bentonite khác nhau được đặt tên theo nguyên tố chi phối tương ứng, chẳng hạn như kali (K), natri (Na), calci (Ca), và nhôm (Al). Các chuyên gia tranh luận về một số vấn đề danh pháp với việc phân loại sét bentonite.
Bentonit thường hình thành từ phong hóa tro núi lửa, thường xuyên nhất với sự hiện diện của nước. Tuy nhiên, thuật ngữ bentonite, cũng như một loại đất sét tương tự gọi là tonstein, đã được sử dụng để mô tả các lớp đất sét có nguồn gốc không chắc chắn.
Đối với các mục đích công nghiệp, hai lớp chính của bentonite tồn tại: natri và calci bentonite. Trong địa tầng học và mảnh vụn phun trào núi lửa học (tephrochronology), các nền tro rơi mờ hóa hoàn toàn (thủy tinh núi lửa phong hóa) thường được gọi là K-Bentonite khi loại sét chủ đạo là illit.
Ngoài montmorillonit và illit thì một loại sét thông thường khác đôi khi chiếm ưu thế là kaolinit. Các loại đất sét mà kaolinit chiếm ưu thế thường được gọi tắt là tonstein và thường gắn liền với than.
Màng chống thấm Bentonite GCL được viết tắt bởi (Geosynthetics Clay Liner). Đất sét tổng hợp hay còn gọi là Bentonite trong dòng Composite được Hydrat hóa. Được “kẹp” bằng một kỹ thuật “may lại” với nhau giữa hai lớp vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Chúng được tạo thành một lớp chống thấm nguyên khối cùng với một lớp màng mỏng HDPE kết hợp.
Màng chống thấm Bentonite GCL Đặc tính kỹ thuật, ứng dụng và giá thành tại Việt Nam
Màng chống thấm đất sét nén tổng hợp mà chúng tôi giới thiệu sau đây. Chúng có những đặc tính sau.- Bột sét nén Bentonite được Hydrat hóa với độ trương nở gấp 15 lần
- Chúng được “phức hợp” với nhiều lớp được may lại bằng vải địa kỹ thuật dệt và không dệt
- Đặc tính nổi trội của màng bentonite là khả năng tự hàn viết thương khi bị đâm thủng.
Màng chống thấm đất sét nén Bentofix® (GCLs)
Bentofix®, còn được gọi là màng chống thấm bentonite đất sét địa tổng hợp (GBR-C) là vật liệu tổng hợp được kết hợp, theo công nghệ dệt xuyên kim kết hợp hai lớp bên ngoài vải địa kỹ thuật bền và lõi đồng nhất của đất sét natri bentonite bột có tính trương nở rất lớn.
Điều này tạo thành một tấm màng chống thấm đồng nhất, đa hướng, kháng cắt, kháng kéo với các đặc tính tự niêm phong và tái phục hồi. Các giải pháp điển hình của sản phẩm.
- Giải pháp chôn lấp, đóng cửa niêm phong các khu mỏ
- Bảo vệ môi trường dưới lòng đường bộ, đường sắt, sân bay
- Đập và đê điều
- Các ứng dụng chống thấm hồ nước cảnh quan, hồ xử lý nước thải
- Chống thấm kết cấu của công trình
- Ngăn chặn thứ cấp
- Ứng dụng khai thác mỏ
- Chống thấm cho Đường hầm
Thông số thí nghiệm vật liệu
Màng chống thấm Bentofix® được đục lỗ kim đồng đều với hơn 2 triệu sợi / m². Cấu tạo này cho một khả năng kháng cắt và gia cường bề mặt. Khả năng chống trượt ổn định trên mái dốc với độ ổn định cao nhất.
https://bactham.net/cac-san-pham/chong-tham/bentofix
Màng lót đất sét đa năng Bentofix® X (GCL)
Còn được gọi là chống thấm đất sét địa tổng hợp (GBR-C) là một vật liệu composite gia cố bằng sợi dệt xuyên kim kết hợp hai lớp bên ngoài vải địa kỹ thuật bền và lõi đồng nhất của bột natri bentonite trương nở cao với một lớp màng chống thấm đùn polyethylene bổ sung.
https://www.youtube.com/watch?v=124vKundwHA
Điều này tạo thành một màng chống thấm đa hướng, kháng cắt, thủy lực, đa năng lực với các đặc tính tự niêm phong.
Giải pháp với màng chống thấm Bentonite Bentofix® X
Đầu thủy lực
Thấm khí
Cung cấp khả năng chống thoát khí thải độc hại được cải thiện và ngay lập tức trong các bãi chôn lấp, ngăn chặn và các ứng dụng chống thấm.
Trao đổi ion
Bảo vệ chống lại sự trao đổi ion trong các ứng dụng sau: kỹ thuật chôn lấp, ngăn chặn, bảo vệ nước ngầm, đóng gói đất và phát triển đất brownfield / bị ô nhiễm, kỹ thuật thủy lực, khai thác mỏ, trang trại bể, ao lưu trữ / đầm phá và chống thấm.
Hút ẩm
Giữ bentonite ẩm và ngăn ngừa mất nước bentonite trong các ứng dụng chôn lấp, ngăn chặn, bảo vệ nước ngầm, đóng gói đất và cải tạo đất bị ô nhiễm, kỹ thuật thủy lực, khai thác mỏ.
Ngăn chặn rễ cây
Ngăn chặn sự xâm nhập rễ cây trong các ứng dụng chôn lấp, ngăn chặn, bảo vệ nước ngầm, đóng gói đất và phát triển đất brownfield / bị ô nhiễm, kỹ thuật thủy lực và ao lưu trữ / đầm phá.
Chống thấm chất lỏng độc hại
Cải thiện hiệu suất chống thấm và hoạt động như một biện pháp bảo vệ hóa học trong các ứng dụng chôn lấp, bảo vệ nước ngầm, bảo vệ đất và cải tạo đất bị ô nhiễm, khai thác mỏ.
Thông số thí nghiệm của Bentofix X
Đặc tính tự niêm phong là gì ?
Màng chống thấm Bentonite được sử dụng ở Việt Nam là không nhiều. Nhưng những đặc tính như chúng tự “làm lành” viết thương bị “đâm thủng” của nó là điều tuyệt vời nhất. Lớp đất sét nén Bentonize được Hydrat hóa nằm giữa hai lớp vải. Khi gặp nước chúng sẽ bung nở thành một chất keo chống thấm nước nguyên khối.
Lớp màng chống thấm đùn polyethylene không may bị thủng. Lớp sét nén Bentonize tự lấp đầy khoảng không bị thủng đó một cách tự nhiên. Khả năng kháng cắt và kháng thủng của hai lớp vải địa kỹ thuật ở trong nó đã gia cường cho vật liệu bên trên.
Trong công tác cải tạo môi trường, vải địa chống thấm này được ưa chuộng. Cải tạo kênh mương. Lót đáy các bãi chôn lấp rác thải. Chúng cũng được ưa chuộng trong công tác chống thấm cho các đê đập, kênh mương thủy lợi.
Lớp đất sét nén Bentonize có hệ số thấm rất thấp. Có hệ số thấm nước và trương nở gấp 15 lần khi ngậm nước. Chúng tạo thành một lớp keo có khả năng tự lèn lấp các vết thủng – Minh họa như hình bên
Tại sao nên thay thế bạt HDPE
Bạt HDPE hay là màng chống thấm HDPE thời hạn sử dụng không dài. Với tuổi thọ bạt HDPE có độ dày từ 0.3 đến 2mm tối đa như hiện nay, tính từ 05 năm đến 20 năm. Tại thị trường Việt Nam và quy định chôn lấp. Các quy định về niêm phong và chống thấm chất thải nguy hại. Chỉ tối đa độ dày của bạt HDPE là 2.0mm.
Các vấn đề về thi công triển khai lắp đặt như chúng tôi trình bày ở trên. Bạt HDPE có nhiều bất cập và rủi ro trong thi công. Nhưng không phải giải pháp nào cũng có thể thay thế được.
Ví dụ như giải pháp niêm phong khí và nước của Hồ Biogas chẳng hạn. Chắc chắn bạn phải dùng Bạt HDPE. Các dự án mang tính tạm thời hoặc thời gian sử dụng không nhiều. Hoặc các công trình buộc phải duy tu, Bạn nên dùng bạt HDPE.
Vậy màng chống thấm Bentonite nên dùng trong những công trình nào ?. Đặc tính của loại màng này là tự làm lành viết thương, tự niêm phong. Đó là một đặc tính tuyệt vời. Vậy nênMàng chống thấm Bentonite được khuyến nghị dùng cho những dự án khó duy tu. Ví dụ như hồ cảnh quan sân Goff. Hồ cảnh quan sinh thái. Hồ xử lý nước thải. Bãi chôn lấp rác. Niêm phủ thoát khí độc hại.
Các công trình không thể duy tu vì khó kiểm soát rò rỉ. Sử dụng màng Bentonite như các công trình chống nước rỉ rác bảo vệ nguồn nước ngầm. Công trình chống thấm cho đường hầm. Một vài thông số kỹ thuật mà chúng tôi có thể liệt kê. Hoặc bạn có thể tìm hiểu trong trang Sản Phẩm của chúng tôi.
Với cân nặng từ 2kg/m2 đến 5,5kg/m2 tùy loại màng bentonite trong sản phẩm của NAUE. Qua Hưng Phú quý bạn muốn báo giá hãy liên hệ với chúng tôi qua Điện thoại. Với quy cách cuộn khổ 5mx50m = 250m2. Tùy vào thông số kỹ thuật của Dự án. Hoặc bạn sẽ được tư vấn thiết kế hoàn toàn miễn phí từ NAUE.
Hoặc bạn có thể tham khảo thông số kỹ thuật và các đặc tính của màng chống thấm Bentonite trong mục sau đây:
Giải pháp bền vững với màng chống thấm Bentonite
Đặc tính của vật liệu này là chống thấm. Chúng thuận tiện hơn màng chống thấm HDPE là đặc tính “tự niêm phong vết thủng”. Màng chống thấm HDPE và vải địa chống thấm GCL này có cùng một chức năng, cùng được ưa chuộng sử dụng cho các công trình như sau:
- Niêm phong bãi rác và chống thấm nước rỉ rác ra ngoài môi trường
- Cải tạo và niêm phong các vùng đất bị ô nhiễm – Nhất là đất nhiễm độc ví dụ như Dioxin chẳng hạn
- Các công trình khai thác mỏ có chứa độc như khai thác vàng, Bô xít…
- Đường sắt cao tốc
- Đường hầm
Khả năng của vải địa chống thấm là chịu nhiệt độ biến động lớn.
Sự giống nhau ở một chức năng chống thấm giữa hai loại GCL. Nhưng cấu tạo của chúng là khác nhau rất lớn. Do đó cách thi công và lắp đặt cũng như sức bền của nó hoàn toàn khác biệt nhau. Màng chống thấm HDPE thi công lắp đặt phải có điều kiện là hàn màng. Màng chống thấm Bentonite không cần hàn trong quá trình lắp đặt.
Ước tính hao hụt màng chống thấm Bentonite ngoài thực địa
Chồng mí không dùng hàn nhiệt
Độ rộng tối thiểu của mỗi mí chồng giáp lên nhau mỗi bên là 15cm, do đó ước tính hao hụt từ 2,5 đến 3,5% toàn khối lượng dự án. Đặc điểm của màng chống thấm Bentonite khi cắt, lớp bột kẹp giữa màng HDPE và lớp vải địa sẽ rơi ra ngoài. Do đó có thể cắt bỏ từ 0,5m để đảm bảo đúng trọng lượng khi thi công.
Hao hụt các góc cạnh phải cắt bỏ.
Do đó tổng lượng hao hụt rơi vào tầm 7 đến 10%. Vậy nên quý khách hãy liên hệ với chúng tôi nếu triển khai dự án có dùng màng chống thấm Bentonite này.
Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, với những tính toán thông số kỹ thuật thiết kế riêng cho bạn. Nó hoàn toàn miễn phí và chúng tôi tận tâm với những giải pháp mà mình mang lại.
Phương thức thi công màng chống thấm Bentonite
Công tác chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng phải lu lèn phẳng, chúng bảo đảm khô ráo trong khi thi công. Công tác đất chuẩn bị mặt bằng này khá quan trọng khi triển khai màng Bentonite ra thực địa. Dọn sạch đá dăm, đá sỏi, rễ cây, vật sắc nhọn. Bảo đảm chúng không làm thủng khi trải màng. Chuẩn bị hệ thống tiêu thoát nước, các vấn đề cấp thiết như máy bơm, ống dẫn, bảo đảm công tác này phải chuẩn bị trước khi thi công. Đào sẳn rảnh neo hoặc các thiết bị neo giữ mí màng quanh thành hồ, hoặc các mái dốc.
Công tác trải màng chống thấm Bentonite
Trải hoặc lăn cuộn màng, theo cơ giới. Bảo đảm mí chồng chênh lệc 15 đến 20cm, không chồng mí quá sâu. Nếu trên mái dốc hoặc mặt phẳng nghiêng. Hãy trải từ trên cao lăn xuống thấm.
Trên mặt phẳng, Tùy theo điểm tập kết và cơ giới đảm bảo thuận tiện trong việc trải. Đảm bảo đường nối nhỏ, ít phải cắt nhất để tiết kiệm màng.
Với cuộn khổ của màng chống thấm Bentonite thương hiệu Bentofix là 5mx25m. Do đó các mái taluy có độ dài lớn hơn thì hãy bắt đầu từ rảnh neo. Mỗi cuộn được thêm vào thì cần một rảnh neo. Cứ như thế chồng mí ít nhất 30cm.
Phương thức trải màng bentonite là kết hợp bằng thủ công và cơ giới.
Sau khi trải màng chống thấm Bentonite. Dầm chặt đất với trị số 90% Proctor.
Chồng mí các tấm màng chống thấm Bentonite nối tiếp
Khi kết thúc cuộn màng, chúng được kết nối tiếp theo chiều dài của thực địa. Ví dụ như chiều dài của cuộc khổ là 5m. Vậy mí nối tiếp của chúng cũng được chồng lên nhau 15cm theo khuyến nghị của Tiêu chuẩn.
Kết nối hai tấm màng với nhau thế nào ?
Không dùng phương pháp hàn nhiệt hay khâu may. Lật tấm màng thuộc mí phía trên lên, vệ sinh sạch sẽ với diện tích gắn nối là 15cm hoặc tiết diện được chồng lên trong các góc cạnh.
Rải đều một lớp bột bentonite lên giữa hai mí. Thông thường nhà cung cấp ước tính bột rải kết nối này kèm theo khối lượng mà bạn mua tại nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng dịch vụ. Thực hiện công tác này bằng công cụ chuyên dụng là xe rải, hoặc dùng tay.
Đặt mí nối lên lớp bột rải, kết thúc công tác gép nối.
Sửa chữa và hàn vá lổi
Đo chiều dài và rộng của lổ thủng, cắt miếng vá sẳn sàng. Rải lớp bột Bentonite lên chổ vá. Úp miếng vá vào là kết thúc.
Bảo vệ môi trường tốt hơn
Màng chống thấm Bentonite có những ưu điểm vượt trội hơn bạt HDPE. Về bảo vệ môi trường có khả năng kháng thủng, kháng cắt và chống trượt tốt hơn bạt HDPE. Những dự án có kinh phí lớn. Với những công trình khó hoặc không thể duy tu. Màng bentonite luôn được ưu tiên hàng đầu.
Với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Màng chống thấm Bentonite cũng được sử dụng cho việc niêm phong các khu mỏ. Niêm phong các nhà máy hóa chất độc hại với nhiều lớp có kiểm soát. Chúng bảo vệ môi trường tốt hơn tởi tính tự hàn viết thương, dưới tác động của ngoại lực.
Tạm kết
Màng chống thấm Bentonite có đặc tính tự niêm phong các vết thương. Do đó chúng thích hợp cho các Công trình không duy tu, hoặc khó duy tu. Không phải nó có thể hoàn toàn thay thế bạt HDPE bởi những ưu điểm của nó. Nhưng nó cũng có những nhược điểm riêng.
Do đó. Hãy cân nhắc với giải pháp triển khai màng Bentonite hay bạt HDPE. Tùy vào hiện trạng của thực địa. Nhưng ngoài giải pháp không thể thay thế HDPE như Lót ao tôm, nuôi trồng thủy sản bằng hồ nổi. Hoặc không thể thay thế bạt HDPE với lớp phủ hồ Biogas.
Còn lại mọi giải pháp niêm phong, chống thấm và tạo hồ cảnh quan sinh thái, sân goft. Đều có thể thay thế chúng với màng Bentonite. Chúng tôi bảo đảm thời gian sử dụng lên đến hàng trăm năm. Nếu vận hành và bảo quản chúng tốt.
Một vài hình ảnh mẩu màng chống thấm Bentonite từ Hưng Phú