Giới thiệu
Màng chống thấm HDPE không còn xa lạ gì với hầu hết người Việt chúng ta hiện nay. Bạn thường xuyên bắt gặp chúng trong các trang trại chăn nuôi, trên các công trình chôn lấp rác thải. Hoặc ở những nhà máy xử lý nước thải… Thông thường người ta gọi là bạt nhựa HDPE.
HDPE (High-density polyethylene) hay còn gọi là PEHD (polyethylene high-density) là vật liệu nhựa nhiệt dẻo mật độ cao
Xin chào mừng bạn đến với bài viết về giải pháp dùng màng chống thấm HDPE 1.0 mm và giải pháp xây dựng hồ chứa nước thải, bãi chôn lấp rác, cùng với các lời khuyên chọn lựa. Xử lý môi trường hiện nay là rất bức thiết và cường độ xảy ra ngày càng lớn. Vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay không những bức thiết ở những đô thị, mà còn xảy ra ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn ở những vùng nông thôn.
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm ngày nay được sử dụng hầu hết và phổ biến nhất, ở phân khúc nhập khẩu hay hàng Việt Nam đều có các đơn vị nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước. Bạn là người muốn tìm kiếm cho mình một giải pháp ?
Có thể bạn cần đọc qua các thông tin liên quan đến màng chống thấm HDPE hoặc báo giá thành trước khi bạn tiếp tục tìm giải pháp. Để những chọn lựa đúng đắn và không mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, hãy tuân thủ những thiết kế, hoặc lập cho mình một kế hoạch trước khi bắt tay vào xây dựng dự án của mình.
Mới bạn xem qua:
- Giải pháp làm hầm Biogas phủ bạt nhựa HDPE
- Báo giá màng chống thấm HDPE độ dày từ 0.5mm đến 2.0 mm
Chọn lựa màng chống thấm HDPE 1.0 mm ?
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm nhập khẩu hay sản xuất trong nước ?
Màng địa kỹ thuật HDPE – GSE hoặc Hutex được nhập khẩu từ Thái Lan – GSE, nhập khẩu từ Đài Loan – Hutex, các sản phẩm này có độ bền cao, chống chịu được tia UV (Tia cực tím từ mặt trời) khá tốt, có tuổi thọ trung bình từ 30 năm dưới ánh nắng liên tục trong vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
Có tuổi thọ từ 50 năm đến 80 năm nếu được chôn dưới đất, hoặc không chịu ánh nắng mặt trời trực tiếp. Màng HDPE của được sản xuất tại Việt Nam có tuổi thọ ngắn hơn vì độ kháng tia UV kém hơn, dễ giòn và gãy trong thời gian từ 15 đến 20 năm.
Thông thường nhà thầu hoặc chủ đầu tư chọn màng HDPE có độ dày từ 0.5mm đến 1.5mm để thi công cho hồ xử lý nước thải, bãi chôn lấp rác, hoặc hồ nuôi tôm, vì thường chọn loại này có giá thành rẻ, nhưng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và độ bền cho công trình như mong đợi.
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm – HSE của Việt Nam hay của các hãng khác ?
Chúng tôi thi công và cung cấp loại vật liệu này phổ biến và liên tục trong những năm trở lại đây. Do đó vấn đề chất lượng của Việt Nam và Nhập khẩu, nhất là của GSE và Hutex vẫn là tốt hơn màng chống thấm HDPE 1.0 mm sản xuất trong nước. Ở cùng độ dày.
Chất lượng không những được kiểm chứng qua thời gian, qua những kiểm tra như độ bền xé, sức kháng thủng, độ dẽo khi chúng được nung qua nhiệt… mà còn kiểm chứng qua thí nghiệm. Không có sự vượt trội nào, nhắc lại là không có sự vượt trội nào của CHẤT LƯỢNG giữa màng chống thấm HDPE 1.0 mm của GSE – Hutex so với màng HDPE của Việt Nam. Chỉ có sự vượt trội về cách lắp đặt, thi công đúng cách, cũng như quá trình sử dụng có một phương án bảo trì hiệu quả.
Lời khuyên chọn lựa nào ?
Hưng Phú có xuất bản một bài viết về việc báo giá và cách so sánh giữa các loại màng chống thấm HDPE của Việt Nam. Bạn có thể tham khảo trong bài viết sau:
- Báo giá màng chống thấm HDPE và những lựa chọn.
Tóm lại là: Nếu bạn muốn dùng bạt HDPE lót hồ nuôi tôm trên cát, hãy chọn HDPE có độ dày từ 0,3 đến 0,5mm. Còn lại các giải pháp khác bạn cân nhắc chi phí để chọn lựa, độ dày càng cao, chi phí càng lớn, bù lại tuổi thọ công trình càng dài.
Bạn có thể tham khảo thêm các giải pháp mà Hưng Phú đã xuất bản trong các bài viết sau đây:
Xây hồ chứa nước thải bằng màng chống thấm HDPE 1.0 mm cần chọn lựa ra sao ?
Theo vùng đất
Theo đề xuất của chúng tôi quý khách nên chọn màng chống thấm HDPE 1.0 mm của Thái Lan – GSE, nếu vùng đất không có đá sỏi hoặc đá có sắc cạnh thì có thể trãi màng địa HDPE 0.75mm, nếu quý khách muốn chọn độ dày mỏng hơn, có thể là 0.5mm thì phải trãi thêm một lớp vải địa kỹ thuật không dệt có cường lực chịu kéo từ 9KN đến 12KN, lớp vải địa kỹ thuật này làm cho màng HDPE mỏng không bị rách khi thi công, và ổn định được mặt đáy, điều này kéo theo chi phí không giảm, mà thi công lại khó do bên thi công đẩy giá thành lên cao.
Nếu vùng đất có đá sắc cạnh như vùng miền núi, trung du thì quý khách nên chọn loại màng địa HDPE có độ dày khuyến cáo mỏng nhất từ 0.75mm, thông thường các công trình với sức chứa trên 1000 mét khối trhì trọng lực của nước tác động lên bề mặt của đáy là rất lớn, theo thời gian làm cho màng HDPE dằn xuống mặt có đá sẽ bị thủng gây rò rỉ, để khắc phục điều này quý khách bắt buộc phải trải vải địa kỹ thuật không dệt có cường độ chịu kéo từ 9KN đến 15KN tùy theo mật độ đá bên dưới chân công trình.
Theo góc độ chi phí
Ở góc độ kinh tế, thi công hồ xử lý nước thải bằng màng chống thấm HDPE 1.0 mm mang lại lợi ích rất lớn so với hồ bê tông vì linh hoạt trong lắp đặt, thi công nhanh. Thậm chí các hồ Bê tông nuôi tôm giống cũng chống thấm bằng bạt HDPE có độ dày 0.75mm, bỏ đi cách cũ chống thấm cho bê tông bằng chất liệu composite.
Dĩ nhiên là chọn màng HDPE càng mõng thì chi phí càng thấp, nhưng công trình sẽ nhanh hư hỏng hơn, khó thi công hơn. Ở một giải pháp tạm thời không bền vững, hoặc không cần bền vững, như các bãi rác trung chuyển, các hồ chứa nước rỉ rác, hoặc bể chứa tạm hóa chất độc hại trước khi xử lý, bạn có thể chọn lựa màng chống thấm HDPE 0.5 mm. Còn lại bạn phải cân nhắc trước khi quyết định.
Trong thi công lắp đặt, quý khách có thể yêu cầu đơn vị thi công Kiểm soát mối hàn kép, hàn đùn, hàn gia cố bằng máy hút chân không và máy chuyên dụng kiểm tra mẫu phá hủy tại chân công trình. Nếu điều kiện cho phép, hãy làm tất cả những công đoạn này trước khi đưa công trình vào vận hành.
Màng chống thấm HDPE làm bãi rác
Như đã trình bày ở đầu bài viết, tình hình môi trường ở Việt Nam những vùng nông thôn ngày càng nghiêm trọng hơn bởi rác thải. Không có hoặc rất ít có một giải pháp nào có thể rẻ hơn dùng màng chống thấm HDPE làm bãi rác.
Nhưng màng chống thấm HDPE làm bãi rác như thế nào ? bằng cách nào ? và để làm gì ?
Chống ô nhiễm từ nước rỉ rác
Huyện Ô Môn Cần Thơ và Huyện Cái Răng đã dùng màng chống thấm HDPE làm bãi rác, chống nước rĩ rác làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt vùng nước ngầm và ruộng lúa cùng với khu dân cư xung quanh nó.
Dùng màng chống thấm HDPE làm bãi rác cần xử lý kỹ trong vấn đề lắp đặt, thi công trải hàn. Thông thường những bãi rác lẫn trong đó nhiều tạp chất, các vật liệu cứng trong rác dễ gây xé rách lớp màng khi hàng tấn rác tác động lên nó.
Không những vậy dùng màng chống thấm HDPE 1.0 mm trong những vùng đất có đá dăm, những vùng đồi núi có sỏi sắc cạnh, một lớp vải địa kỹ thuật không dệt phía bên dưới lớp màng chống thấm HDPE là tối cần thiết.
Ở những vùng đất ruộng như bãi rác Ô Môn Cần Thơ, không cần lớp vải địa kỹ thuật không dệt lót bên dưới, mà bên trên lớp màng chống thấm HDPE cần trãi một lớp vải địa kỹ thuật dệt PP theo thiết kế, và trên lớp vải địa kỹ thuật dệt này có thêm một lớp cát dày 30cm.
Lớp cát đệm này có tác dụng chống lại những vật cứng từ rác và lực nén rất lớn từ núi rác tác động lên lớp màng HDPE. Lớp màng chống thấm HDPE chỉ có tác dụng ngăn ngừa nước rỉ rác ra môi trường xung quanh.
Chôn lấp rác hoặc bãi chôn lấp rác sau khi đốt
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm dùng trong lót đáy chôn lấp tro sau khi đốt rác.
Bãi rác Ô Môn Cần Thơ hiện nay không đáp ứng được nhu cầu từ thành Phố đưa về do công suất thấp và không thể đốt hết lượng rác trong ngày so với lò đốt hiện có. Tro đốt từ rác các đơn vị dùng làm hầm ủ bằng bạt HDPE tạm thời để ủ, sau một thời gian thay thế cho than bùn làm phân bón.
Hiện nay các thành phố thị trấn trên cả nước, bất cứ tiêu chuẩn nào đều lấy tiêu chí xử lý môi trường như xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải… đều dùng giải pháp màng chống thấm HDPE làm bãi rác. Làm hồ chứa nước thải, hồ kỵ khí Biogas… bởi đặc tính tiện dụng của nó là xây lắp nhanh, bền bỉ với thời gian, sử dụng trong một thời gian dài và bảo trì vận hành đơn giản.
Tạm kết và hẹn gặp lại
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm trong vấn đề xử lý môi trường xảy ra phổ biến mà HƯng Phú thường bắt gặp ở những tần suất lớn. Trong hơn 10 năm cung cấp loại vật liệu này, thường đụng phải những vấn đề thường gặp nhất.
- Sự lựa chọn màng chống thấm HDPE cho công trình
- Tìm một giải pháp thay thế màng chống thấm HDPE 1.0 mm của Việt Nam thay thế cho màng HDPE nhập khẩu
- Một bản thiết kế được duyệt dĩ nhiên là không được phép thay đổi, những khó khăn gặp phải cần được khắc phục nhanh chóng đúng tiến độ.
- Công tác thi công hàn màng chống thấm ở những địa hình khó, ao tù nước đọng, bùn đất. Những vùng có địa hình không sử dụng được cơ giới.
- Màng chống thấm HDPE 1.0 mm làm bãi rác hoặc có thể mõng hơn có thể sử dụng bắt đầu từ độ dày 0.5mm – 0.75mm.
Bạn có thể xem qua bản báo giá của Hưng Phú
Màng chống thấm HDPE 1.0 mm thường được sử dụng nhiều nhất ở các công trình xử lý môi trường ở Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cách lắp đặt của các đơn vị thi công, cũng như giá thành của nó.
Hãy chọn lựa cho mình một giải pháp quan trọng hơn là một kế hoạch trước khi bắt tay vào thực hiện dự án của mình. Và nếu bạn cần tư vấn hoặc thắc mắc cần hỏi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Bạn cũng có thể để lại một thông điệp ở dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ trả lời trong vòng 24h trong ngày làm việc.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại.