Chuyên gia ‘hiến kế’ cách bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét tại Việt Nam

Chống sạt lở đất

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, Việt Nam cần đầu tư các giải pháp công nghệ đã được triển khai trên thế giới để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Chuyen gia 'hien ke' cach bao ve bo doc, chong lu quet tai Viet Nam hinh anh 1Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: Geobrugg)

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong 20 năm qua, trên cả nước đã xảy ra hơn 300 trận lũ quét, sạt lở đất với quy mô, phạm vi ngày càng lớn, khiến hàng ngàn người chết, mất tích; thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng…

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây sạt lở đất đá, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều giải pháp đã được đưa vào áp dụng như thiết kế tường chắn, rọ đá, neo đất; cỏ chống xói mòn cùng hệ thống rãnh thoát nước từ trên đỉnh và bề mặt taluy… Tuy nhiên, hiệu quả mà các giải pháp mang lại dường như vẫn chưa được như kỳ vọng.

Lũ quét, sạt lở đất gia tăng

Theo số liệu thống kê, vùng núi phía Bắc gồm 15 tỉnh, chiếm 28,8% diện tích tự nhiên của cả nước. Khu vực này có địa hình chủ yếu là dãy núi cao, thung lũng sâu, độ dốc lớn, nền địa chất yếu… Vì thế, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên các tỉnh vùng núi thường xuyên bị thiệt hại vì lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Nghiên cứu của Tổng cục Phòng chống thiên tai cho thấy, trong 20 năm qua, trên cả nước đã xảy ra trên 300 trận lũ quét, sạt lở đất với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cơ sở hạ tầng.

Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, tại khu vực vùng núi phía Bắc đã xảy ra 12 trận lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, làm 49 người chết, 14 người mất tích, 21 người bị thương, thiệt hại về kinh tế khoảng 1.000 tỷ đồng… Hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình đang sinh sống tại những nơi không đảm bảo an toàn, nguy cơ sạt lở đất cao.

Cụ thể, trong quá trình triển khai đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá các vùng miền núi, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận 10.266 điểm đang có nguy cơ sạt lở đất tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đó 2.110 điểm nguy cơ có khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

Trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Trong đó, tập trung vào việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm cho một số vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất đá; cắm biển cảnh báo…

ĐỌC THÊM >>   Sạt Lở Đất Tại Cao Bằng

Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương cũng đã tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai ở cấp huyện, cấp xã; ban hành các tài liệu hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình phục vụ hoạt động phòng chống thiên tai; triển khai đánh giá nhanh nhà ở an toàn khu vực miền núi. Tuy nhiên, thiệt hại do lũ quét gây ra vẫn luôn ở mức nặng nề.

[Tiền Giang đầu tư 14,5 tỷ đồng di dời dân khỏi vùng sạt lở nguy hiểm]

Theo ông Trần Hồng Thái, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, việc dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất đang là thách thức lớn đối với ngành khí tượng thủy văn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Nguyên nhân chủ yếu là biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và trái quy luật; trong khi khoa học công nghệ hiện nay chưa cho phép dự báo, cảnh báo chính xác về lượng mưa, yếu tố gây ra lũ và sạt lở đất…

Để các tỉnh miền núi giảm thiệt hại do lũ, sạt lở đất, lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết đã tham mưu Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai đồng bộ các giải pháp như huy động các nguồn lực đầu tư để tăng dày và hiện đại hóa mạng lưới quan trắc.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thực hiện hàng trăm dự án, đề tài điều tra, khảo sát nghiên cứu về lũ quét, sạt lở đất như: Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam (giai đoạn 1); điều tra, khảo sát và phân vùng nguy cơ lũ quét khu vực miền Trung-Tây Nguyên và tăng cường khả năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thí điểm tại một số khu vực của tỉnh Lào Cai, Yên Bái…

Tuy nhiên, từ nghiên cứu của Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cũng như tình hình thực tế về tần suất lũ quét gây sạt lở đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, có thể thấy đến nay vẫn chưa có một biện pháp nào có thể bảo vệ an toàn tuyệt đối. Dù rằng đã có rất nhiều giải pháp được đưa vào áp dụng như thiết kế tường chắn, rọ đá, trồng cỏ, bố trí hệ thống thoát nước trải đều…

Chuyen gia 'hien ke' cach bao ve bo doc, chong lu quet tai Viet Nam hinh anh 2Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: Geobrugg)

Chống sạt lở bằng lưới thép cường độ cao

ĐỌC THÊM >>   Tìm hiểu về kiến trúc nhà cấp 4 - Những điều cần biết

Để nâng cao công tác phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong thời gian tới, theo kinh nghiệm của giới chuyên gia, bên cạnh việc nâng cao chất lượng công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, Việt Nam cần đầu tư, tiếp cận thêm các giải pháp công nghệ đã được triển khai trên thế giới.

Đơn cử như bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét tại Việt Nam bằng hệ thống lưới thép cường độ cao chống ăn mòn. Đây là một giải pháp công nghệ mới đã được áp dụng tại 60 nước trên thế giới, và tại Việt Nam được triển khai thí điểm tại 3 điểm trong số 30 đen thường xuyên xảy ra sự cố đá rơi, đá lở rất nguy hiểm trên tuyến quốc lộ 6 (vị trí:  km128+600, km129+300, km129+900), thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình.

Ông Nguyễn Chí Hậu, kỹ sư xây dựng của công ty Vitravico, đơn vị được phân phối độc quyền lưới thép cường độ cao chống ăn mòn của tập đoàn Geobrugg cho biết, những phương pháp truyền thống lâu nay để chống đá rơi, đá lở, lũ quét ở Việt Nam như phun vẩy bêtông hoặc dùng khung bêtông chưa giải quyết được bài toán áp lực nước ngầm cũng như tác động trực tiếp từ nước bề mặt. Sau một thời gian lắp đặt, các ống nhựa ti-ô cắm trên bề mặt mái taluy sẽ bị tắc, dẫn đến bục bề mặt lớp bêtông.

Còn đối với phương pháp ổn định mái dốc bằng hệ thống tecco thì sau khi phủ lưới thép cường độ cao chống ăn mòn lên bề mặt mái taluy bất ổn xong, toàn bộ bề mặt tự nhiên được giữ nguyên địa hình, nước ngầm vẫn chảy bình thường. Điểm ưu việt của hệ thống lưới thép cường độ cao này là độ bền kéo đứt của vật liệu gấp 4 lần thép thông thường. Lưới thép lâu nay đang sử dụng có cường độ khoảng 400 MPa, trong khi vật liệu mới là khoảng 1.700 Mpa.

Rọ đá
Chống sạt lở đất bằng rọ đá

“Lớp mạ đảm bảo tính bền trong môi trường tự nhiên trên 50 năm, trong phòng thí nghiệm là trên 30 năm. Trong môi trường nước biển, ví dụ như một số công trình của quân đội áp dụng chống tàu ngầm sẽ có một số sản phẩm có độ bền như vĩnh viễn,” ông Hậu nhấn mạnh.

ĐỌC THÊM >>   Tìm hiểu về nhà cấp 4 tân cổ điển Thiết kế, kiến trúc và đặc điểm nổi bật

Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) khẳng định, giải pháp này có hiệu quả tốt ở những nơi có địa hình vách đá dựng đứng, dốc nghiêng ra phía ngoài.

“Ví như, công trình quốc lộ 6 được cho là đã thành công. Phía Ngân hàng thế giới cũng đã đưa các chuyên gia lên thẩm định và đánh giá sản phẩm có hiệu quả tốt, khuyến khích áp dụng để đảm bảo an toàn giao thông,” ông Sỹ nhấn mạnh.

Từ những thông tin trên, ông Sỹ cho biết, cơ quan chức năng sẽ xem xét 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật của lưới thép cường độ cao. “Giải pháp cần đảm bảo kỹ thuật nhưng giá thành phải hợp lý. Nếu sản phẩm đắt hơn công nghệ truyền thống nhiều quá thì cũng khó chấp nhận. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi vẫn là ủng hộ các kỹ thuật mới, công nghệ mới để chúng ta tiếp cận được với những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của nhân loại,” ông Sỹ nói.

Rọ đá

[Mưa kèm dông lốc gây thiệt hại về nhà ở và tài sản tại Lào Cai]

Có chung quan điểm, ông Thiều Đức Long, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ) cũng khẳng định, giải pháp sử dụng lưới thép cường độ cao đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Bản thân ông đã trực tiếp sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhận thấy giải pháp này được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả cao.

“Qua giới thiệu của tập đoàn Geobrugg, chúng tôi cũng đã mạnh dạn áp dụng thí điểm tại 3 điểm trên quốc lộ 6, thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình. Qua áp dụng thí điểm từ năm 2016 đến nay, các điểm áp dụng lưới thép này cơ bản ổn định,” ông Long nói.

Ông Long cũng khẳng định, từ kết quả thí điểm ở Hòa Bình, cũng như các tài liệu nghiên cứu của các nước châu Âu về việc sử dụng lưới thép cường độ cao, đơn vị đã được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng tiêu chuẩn bảo vệ bờ dốc bằng lưới thép cường độ cao.

Đại diện công ty Geobrugg cũng khẳng định, các hệ thống của hãng đều được modul hóa theo các cấp năng lượng tác dụng nên trong quá trình thi công không cần nhiều máy móc, giúp công nhân thao tác nhanh gọn, dễ dàng. Sản phẩm có thể dễ dàng bảo trì, chống gỉ tuyệt đối…/.

Hùng Võ (Vietnam+)
Bài viết đăng trong các mục Blog. Bookmark the permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *