Lưới rọ đá kết hợp cùng túi địa kỹ thuật trong công tác kè mềm chống xói mòn sạt lở bờ sông suối.

Túi địa kỹ thuật

Giới thiệu giải pháp

Chào mừng bạn trở lại với chuyên trang Địa kỹ thuật – Môi trường Hưng Phú.

Chúng tôi xin giới thiệu một giải pháp kết hợp giữa hai vật liệu. Đó là lưới rọ đá xoắn kép kết hợp cùng túi địa kỹ thuật phòng chống sạt lở đất. Bài viết dành cho các nhà thiết kế kè đê đập có thể tham khảo trong dự án của mình.

Sạt lở bờ sông
Bờ sông Tiền (Đồng Tháp) sạt lở nghiêm trọng

Hưng Phú đã và đang cung cấp hai loại vật liệu này rất nhiều. Trong đó chúng tôi sản xuất lưới rọ đá cùng với túi địa kỹ thuật được định hình gia công may cho các dự án đơn lẻ. Chúng tôi chưa từng gặp một phương pháp nào kết hợp chúng. Như giải pháp mà chúng tôi khảo cứu được giới thiệu trong phần sau đây.

Trước khi đi vào vấn đề chính. Mời bạn tham  khảo thêm những dự đoán của thị trường vải địa kỹ thuật và các vật tư liên quan trong năm tới ở trong bài viết.

Điểm qua bức tranh thời tiết theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương. Thời tiết năm nay được dự đoán là hạn hán gay gắt kéo dài cho đến tháng 08 năm 2020. Tuy vậy không phải vì thế mà những dòng sông yên bình hơn mùa mưa lũ.

Vùng đồng bằng Sông Cữu Long, những vùng châu thổ nhánh của Hạ lưu con sông Mê Kong này bồi lắng quanh năm. Tại thời điểm ở tháng 05/2019 bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin sạt lở đất ven bờ sông tiền. Bạn có thể tham khảo ở đây.

Giải pháp kè mềm bạn muốn tham khảo để thiết kế dự án trình duyệt. Bạn hãy chú ý là kè mềm không dùng đá, do đó chúng thích hợp cho những vùng vật liệu lấp bằng đá khan hiếm. Vùng đồng bằng Tây Nam Bộ là vùng như thế.

Phương pháp kè mềm là không phù hợp cho những vùng núi đá vôi. Vùng đất bazan hoặc những vùng trung du phía Bắc, vùng chống sạt lở do lũ quét. Đường chắn bảo vệ cao tốc hoặc các vùng có khí hậu hanh khô. (Trừ một vài trường hợp ngoại lệ).

Túi địa kỹ thuật là gì

Túi địa kỹ thuật
Túi địa kỹ thuật phủ xanh thảm thực vật

Cấu tạo:

Nói một cách giản dị. Túi địa kỹ thuật là một cái túi được may lại bằng vải địa kỹ thuật dệt hoặc không dệt. Vải địa kỹ thuật có cường độ chịu kéo hay còn gọi là độ kháng kéo từ 9kN/m đến 30kN/m. Bạn từng thấy cái “bao cát” rồi chứ? chính là nó.

ĐỌC THÊM >>   Tuyến cao tốc bãi vọt Vũng Áng thông tin cập nhật, lợi ích và ảnh hưởng

Trong tiếng Anh gọi là Geobags. Túi địa kỹ thuật sử dụng nhiều nhất được may bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Hưng Phú thường may chúng bằng vải địa kỹ thuật ART12 hoặc ART15.

Trong công nghệ dệt vải xuyên kim, nhà sản xuất có cho một loại kháng chất chống tia cực tím UV. Do đó ở công trình chúng chống chịu được ánh nắng mà không mục hóa trong một thời gian dài.

Túi địa kỹ thuật được may từ vải địa, do đó chúng có các tính năng thoát nước và tách lọc qua kích thước lỗ. Giữ lại vật liệu cát lấp bên trong nó. Được sử dụng nhiều trong các công trình kè sông. Công trình lấn biển, bảo vệ linh hoạt cho các địa hình không bằng phẳng.

Túi địa kỹ thuật sử dụng trong vài năm, chúng tạo thành thảm thực vật phủ xanh bên trên nó. Đó những yếu tố ảnh hưởng đến tia cực tím chiếu lên nó suy giảm, làm kéo dài tuổi thọ và thời gian mục hóa lên đến cả trăm năm.

Ưu điểm của túi địa kỹ thuật:

  • Kiểm soát xói mòn tốt cho các công trình ven biển và ngoài khơi, bờ sông. Các công trình kè cầu cảng, nội thủy.
  • An toàn trong phương pháp thi công. Tiện dụng cho việc sử dụng các vật liệu địa phương
  • Ổn định kháng UV có tuổi thọ cao và bền vững.
  • Lắp đặt thi công nhanh, không cần hỗ trợ nhiều từ cơ giới.

Túi địa kỹ thuật ngày nay được sử dụng hầu hết trong các tình huống khẩn cấp. Những tình huống đe dọa của những cơn lũ tràn bờ. Chúng có ưu thế là lắp đặt nhanh một cách linh hoạt và sử dụng vật liệu cát lấp hoặc cát sỏi. Giải pháp đắp đê tạm chống tràn bờ.

Lưới rọ đá là gì ?

Cấu tạo lưới rọ đá

Mắt lưới rọ đá
Cấu tạo mắt lưới rọ đá – Hưng Phú sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM

Lưới rọ đá là một tấm lưới được đan bằng dây thép mềm mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC. Mỗi một mắt lưới hình lục giác được xoắn kép tạo thành 2 vòng đôi với kích thước mắt lưới khác nhau.

Dây đan tạo nên tấm lưới có đường kính dây đan tương đương với các tiêu chuẩn kỹ thuật. TCVN hoặc ASTM tùy theo yêu cầu thí nghiệm của công trình.

Chú ý: Lưới rọ đá hoàn toàn khác hẳn lưới thép B40 mà trong dân gian thường gọi. Ở lưới B40 chúng được đan với công nghệ đơn giản hơn bằng cách định hình ziczac. Mỗi mắt lưới được móc đơn vào với nhau thành ô lưới hình vuông.

Lưới rọ đá xoắn kép có đường kính dây đan thép mạ kẽm nhỏ nhất từ 1.5mm đến 3.0mm. Nếu là dây đan mạ kẽm bọc nhựa PVC thì có dây đan nhỏ nhất từ 3.0mm đến 3.7mm.

Mắt lưới rọ đá
Mắt lưới rọ đá D = 8cm của Hưng Phú sản xuất

 

Kích thước mắt lưới hiện nay thông dụng nhất trong các công trình kè cứng là.:

Mắt lưới 6cmx8cm = D = 6cm. Mắt lưới 8cmx10cm = D = 8cm. Mắt lưới 10cmx12cm = D =10. Mắt lưới D=12. 

Ưu điểm lưới rọ đá

Rọ đá từ thuở sơ khai chúng khá đơn giản bằng các lồng gép các dây đan bằng cách hàn lại với nhau. Qua quá trình sử dụng hàng trăm năm nay. Các kỹ sư tin cậy trong giải pháp kè cứng. Rọ đá được cải tiến bằng cách mạ kẽm dây đan. Ở môi trường khắc nghiệt như đê biển. Lưới thép rọ đá được bọc một lớp nhựa PVC quanh nó dày 1mm.

ĐỌC THÊM >>   Màng chống thấm Bentonite GCL Đặc tính kỹ thuật, ứng dụng và giá thành tại Việt Nam

Ưu điểm của lưới rọ đá là:

  • Sự linh hoạt trong định hình và lắp đặt dễ dàng
  • Mắt lưới xoắn kép không bị phá vỡ cấu trúc khi một mắt lưới bị bung vỡ.
  • Khắc phục sự bung vỡ dễ dàng bằng cách vá lại chúng từng mắt lưới.

Mời bạn xem qua các tiêu chuẩn rọ đá Hưng Phú và chỉ tiêu sản xuất. Ở đó chúng tôi đã trình bày rất rõ về các ưu điểm cũng như các tiêu chuẩn sản xuất.

Kết hợp lưới rọ đá và túi địa kỹ thuật trong giải pháp đề xuất

Giải pháp mà chúng tôi đề xuất là kết hợp giữa lưới thép rọ đá cùng túi địa kỹ thuật kè sông chống sạt lở. Giải pháp mà ở con sông Brahmaputra chảy qua các Quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và Banglades.

Ở Ấn Độ, nó tiến vào bang Arunachal Pradesha ở phía đông bắc và sau đó mở rộng tới 10km ở bang Assam. Vào khoảng 1.800 dặm (2.900 km) dài, Brahmaputra là một sông quan trọng cho thủy lợi và giao thông vận tải. Nó dễ bị Lũ lụt quy mô lớn vào mùa xuân khi tuyết rơi ở dãy Himalaya tan chảy. Trong 20 năm qua, dòng sông đã phá hủy nhiều cánh đồng lúa, nhà cửa, trường học và đồn điền ở làng Rohmoria.

Nơi dòng sông đến Rohmoria và chảy về phía tây nam qua thung lũng Assam, nó đi vào một khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng do xói mòn sông. Khu vực này nằm cách đó khoảng 20 đến 30 km từ thị trấn Dibrugarh theo hướng thượng nguồn của miền nam bờ sông Brahmaputra. Khu vực đã chứng kiến ​​xói mòn trong sáu mươi năm qua và hơn 25 ngôi làng đã mất do xói mòn.

Lưới thép rọ đá và túi địa kỹ thuật
Lưới thép rọ đá và túi địa kỹ thuật
Túi địa kỹ thuật
Túi địa kỹ thuật được lèn đất kè sông

Để giảm thiểu vấn đề này, Cục Tài nguyên nước Công trình Thủy lợi đề xuất Assam được thực hiện dọc theo một đoạn dài 9km của sông Brahmaputra từ Bogoritolia đến Kasuoni. Một khu vực đã được xác định là xói mòn rất cao trong vùng bị ảnh hưởng.

Giải pháp là họ dùng hết 800.000 chiếc túi địa kỹ thuật lớn, lèn đất cát hoặc bùn vữa có ngay xung quanh đó vào trong. Mái dốc được gia cố là 5,5m và dài 10km. Ở vùng này nguồn cung đá không sẳn sàng do đó vật liệu bên trong là tận dụng đất tại địa phương.

Phía trên gần bờ, các túi địa kỹ thuật được lèn đầy cát lấp đất bên trong. Phía ngoài được định hình bởi lưới rọ đá. Chúng được neo chặt từng khối với nhau bảo đảm độ ổn định địa chất trên mái dốc.

Từ dưới chân công trình xuống dưới lòng sông, nơi này chịu sự xói mòn của dòng thủy lực mạnh. Các túi địa kỹ thuật vẫn bảo đảm cát bên trong được giữ lại, nhưng nước vẫn đi qua.

Một thời gian sau, sự bồi tắc và tác động của dòng thủy lực, kết hợp khí hậu ẩm ướt và mưa nhiều ở đây. Thảm thực vật trở nên xanh mướt và bảo vệ cho các túi địa kỹ thuật dưới ánh nắng mặt trời.

ĐỌC THÊM >>   Kiến trúc và xây dựng Tầm quan trọng và xu hướng hiện nay
Túi địa kỹ thuật và thảm thực vật
Túi địa kỹ thuật cùng lưới rọ đá thành thảm thực vật sau 2 năm

Thiết kế kè lưới rọ đá “mềm” cùng túi địa kỹ thuật.

Kè mềm là dùng lưới rọ đá định hình khối vật liệu lấp. Nhưng không dùng đá bên trong. Đó là phương pháp giảm thiểu chi phí rất lớn cho việc vận chuyển vật liệu đá. Ở những vùng đất có đường sá và hạ tầng yếu. Nhất là vùng Tây Nam Bộ.

Vải địa kỹ thuật ART9
Kè rọ đá kết hợp túi địa kỹ thuật Hưng Phú cung cấp

Trong quá trình cung cấp túi địa kỹ thuật cho một đơn vị thi công. Chúng tôi gặp phải một cách làm hoàn toàn ngược lại với giải pháp giới thiệu trên kia. Như hình minh họa trên đây. Phía chân công trình được kè bằng rọ đá nặng. Rọ đá định hình theo khối lập phương có quy cách 2mx1mx0.5m.

Nếu ở chân công trình như trên. Bạn có thể dùng túi địa kỹ thuật lèn cát lấp bên trong và buộc vào lưới rọ đá, công trình vẫn đảm bảo tính bền vững. Vật liệu cát lấp cùng với túi địa kỹ thuật nếu so sánh, bạn có thể thấy mức tiết kiệm từ 30 đến 40% giá trị của công trình.

Dự toán trình duyệt dự án

Lưới thép rọ đá chúng tôi báo giá đến quý khách bằng m2. Tùy theo mắt lưới lớn nhỏ và đường kính dây đan. Bọc nhựa PVC hay mạ kẽm mà chúng tôi có báo giá cho quý bạn. Căn cứ vào số lượng cũng như thời gian thanh toán giao hàng. Giá có thể tốt hơn nếu bạn chịu khó thảo luận. Cho chúng tôi biết thêm vài thông tin mà dự án bạn yêu cầu.

Bạn có thể tham khảo ở bài viết báo giá rọ đá mạ kẽm | Rọ đá bọc nhựa PVC Hưng Phú và những chỉ tiêu sản xuất. Trong Link kèm theo. Túi địa kỹ thuật hiện nay chúng tôi chưa có báo giá cụ thể. Tuy vậy chúng tôi định giá được rằng. Cùng trong một khối lượng đá lấp. Nếu sử dụng túi địa kỹ thuật kết hợp với lưới rọ đá, quý khách có thể tiết kiệm từ 30 đến 40% giá trị công trình.

Lời kết

Kè “mềm” là một giải pháp không mới trên thế giới. Địa kỹ thuật ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… ở các nước Châu Âu, Mỹ đều đã sử dụng chúng từ rất sớm. Sự kết hợp thông minh và linh hoạt ngày càng tin cậy trong các dự án hạ tầng chống xói mòn sạt lở.

Riêng ở Việt Nam, đá được khai thác quá mức, cát lấp cũng vậy. Nếu các giải pháp kè “mềm” không được chú trọng. Một thời gian ngắn nữa các tài nguyên đó dần cạn kiệt. Giải pháp này cần được xem xét lại một cách nghiêm túc.

Không những thế, vùng đường bộ hiện nay hạ tầng không thể kham nổi các dự án với những cơ giới trọng tải lớn. Sức nặng của các con đường mới hoàn thành trong thời gian ngắn lại phải tốn kém thêm nhiều chi phí bảo dưỡng.

Kè mềm kết hợp túi địa kỹ thuật cùng với lưới rọ đá Hưng Phú xin giới thiệu cùng các bạn. Tài liệu được tổng hợp từ Viện địa kỹ thuật Việt Nam.

Xin trân trọng kính chào và hẹn gặp lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *